Skip to content

4 nguyên tắc nên biết khi sáng tạo trong tập thể

Bài viết được dịch từ 4 golden rules of ideation –  Board of Innovation. Trong bài viết này chúng ta cùng nhau thảo luận về 4 nguyên tắc cần thiết để hình thành, đánh giá ý tưởng khi làm việc tập thể. Từ đó biến môi trường doanh nghiệp, tập thể thành môi trường Sáng tạo

#1 Không có Ý tưởng xấu

FiNNO - Luật 1 - không có ý tưởng xấu

Điều quan trọng nhất trong khi lên ý tưởng trong 1 tập thể đó là: mỗi một thành viên đều phải cảm thấy thoải mái khi đóng góp ý tưởng của mình. Làm sao để có thể làm được như thế? Những thành viên của nhóm cần được yêu cầu thoải mái về tâm lý và không nên có phán xét đối với ý kiến của các thành viên khác: không “đúng, nhưng”, không nghĩ tiêu cực, không thái độ bất mãn. Nếu có ai đó do dự khi thể hiện ý tưởng, hãy nói với họ: “Tại đây, không ý tưởng nào tệ cả, hãy thoải mái”

Sẽ dễ dàng khi nói hơn làm: khi phát triển một sản phẩm/dịch vụ/đơn vị kinh doanh, chúng ta khá dễ bị cám dỗ bởi tư duy phản biện. Chẳng hạn, khi một ý tưởng được nảy ra trong tâm trí, thông thường chúng ta sẽ nghĩ: “cái này không làm được đâu” và cảm thấy nó khá vô lý. Nhưng trên thực tế, những khái niệm, mô hình kinh doanh thành công thường được kết hợp từ những ý tưởng “trông vô lý nhưng lại rất có lý” lại với nhau.

Như vậy hãy xem mỗi ý tưởng như là một mảnh ghép, dù ban đầu chúng có thể trông khá tầm thường, nhưng khi thời gian trôi qua, chúng có thể là 1 phần của một bức tranh lớn.

#2 Bắt lấy mọi Ý tưởng

Khi đang mải mê làm việc, thông thường các ý tưởng tuyệt vời sẽ xuất hiện và dễ dàng biến mất (“Kìa một ý tưởng táo bạo, chúng ta sẽ nhớ nó đến mai” – Nhầm rồi, chuyện đó khó xảy ra lắm). Chỉ có một cách duy nhất để giải quyết chuyện này, đó là: ghi lại tất cả những ý tưởng bạn nghĩ ra.

Quá nhiều cuộc thảo luận lên ý tưởng của những nhóm mà người tham dự hiếm khi nhận thức được họ đang tham gia để lên ý tưởng. Khi đó, trong vài phút, ý tưởng hay ho sẽ được nêu ra bằng lời nói và sẽ được ghi lại trong cuộc họp (trong một ngữ cảnh lý tưởng nhất). Thay vi như thế, hãy biết rằng: Điều quan trọng nhất khi thảo luận đó là mỗi ý tưởng của các thành viên cần được ghi lại và dùng để xây dựng nên ý tưởng chung trong suốt cuộc thảo luận.

Một vài lưu ý nhỏ để bạn có thể chuẩn bị tốt các cuộc thảo luận:

  1. Hãy chuẩn bị thật nhiều giấy note (post-it note là tên tiếng Anh của loại giấy này nha – ND), và hãy thật hào phóng, đừng cố gắng vẽ nguyên 1 mô hình kinh doanh lên 1 tờ giấy 7×7 cm, hãy ghi một cách đơn giản nhất. Và nguyên tắc số 1 phải nhớ: 1 Ý tưởng – 1 Tờ note (giấy có thể tái chế được, nên hãy yên tậm – ND)
  2. Dùng bút lông, không bút bi. Đây là cách giúp các thành viên trong nhóm tìm được cách miêu tả ý tưởng súc tích nhất. Và nếu dùng bút bi, liệu bạn có thể thấy rõ đồng đội của bạn đã viết hay vẽ gì ở khoảng cách 3m không?
  3. Càng trực quan càng tốt: Nếu có thể, thay vì dùng ngôn ngữ để miêu tả ý tưởng, hãy dùng hình vẽ.
FiNNO - combo lên ý tưởng
Combo “thần thánh” để các team họp lên ý tưởng cùng nhau

#3 Cả Tập thể cùng Động não

FiNNO - phát huy tư duy nhóm

Tư duy cùng Tập thể thường sẽ tốt hơn khi động não một mình, bạn thấy điều này đúng chứ? Không hẳn là như thế, nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Combining individual brainstorming with group exercises leads to more and better ideas [1] (Tạm dịch: Kết hợp việc động não cá nhân với các hoạt động nhóm dẫn đến nhiều ý tưởng tốt – ND)

Giải pháp tốt nhất cho vấn đề này là: Hybrid Brainstorming (Tạm dịch: Động não phức hợp – ND). Ý tưởng cá nhân trước, sau đó là ý tưởng nhóm. Trong giai đoạn hình thành ý tưởng tập thể, thay vì có những người sẽ định hình hướng đi của cuộc họp (điều này làm thu hẹp phạm vi ý tưởng và làm nản lòng những bộ óc sáng tạo nhất trong team), thì hãy bắt đầu từ những ý tưởng cá nhân. Khi mọi người đã có cho mình những hướng tiếp cận riêng để giải quyết vấn đề, chúng ta sẽ chuyển qua thảo luận nhóm. Hãy dành thời gian để thảo luận và xây dựng giải pháp dựa trên các ý tưởng của nhau

#4 Số lượng trước, Chất lượng sau

FiNNO - số lượng trước chất lượng sau

Trong quá trình tạo lập ý tưởng, phương châm: “Chất lượng hơn Số lượng” có thể không thể áp dụng được. Việc nghĩ đến chất lượng và tính khả thi của ý tưởng sẽ ngăn cản dòng chảy ý tưởng trong bạn. Thay vào đó, hãy ghi lại tất cả ý tưởng của bạn, sau đó, bạn và đồng đội sẽ dùng các công cụ đối chiếu sự Tương đồng và Khác biệt giữa các ý tưởng.

Sự lựa chọn Ý tưởng tốt qua trọng, nhưng bạn không nên bận tâm đến nó trong quá trình sáng tạo. Hãy bắt đầu với số lượng và quan tâm đến chất lượng sau.

Tài liệu tham khảo

  1. Idea Generation and the Quality of the Best IdeaKaran Girotra, Christian Terwiesch, Karl T. Ulrich, Published Online: 24 Feb 2010, https://doi.org/10.1287/mnsc.1090.1144, (bản pdf tham khảo tại đây)

Tác giả: Nick Bogaert, dịch bởi ThanhHo từ FiNNO

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *